Di sản Flavius Aetius

Di sản quân sự

Aetius thường được xem là một tướng cầm quân có thực lực, chắc chắn, được dân La Mã rất mến mộ, nể phục. Người Đông La Mã gọi ông là "người La Mã cuối cùng" của Đế quốc Tây La Mã. Hầu hết các sử gia đều cho rằng trận Chalons có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, là thất bại đầu tiên của tướng Hung Attila.[40][41] Sử gia Gibbon đã phát biểu hùng hồn quan điểm theo đa số:

việc [Attila] chạy sang sông Rhine đã xác định chiến thắng cuối cùng đạt được dưới tên của Đế quốcTây La Mã..".[2]

Gibbon cũng công nhận Aetius là một trong những "người La Mã cuối cùng".[41] Còn theo sử gia John Julius Norwich thì cay độc đổ tội ám sát Aetius của Valentinianus III do những lính gác của ông thực hiện đã khiến cho hoàng đế gặp phải họa sát thân khi thực hiện vụ mưu sát ngu xuẩn vào Aetius "vị đại tướng vĩ đại nhất của Đế chế. " [42] Vì thế di sản quân sự của Aetius được định hình ngay tại Châlons, dù cho ông có cai trị đế chế phương Tây một cách hữu hiệu từ năm 433-450, và những cố gắng nhằm ổn định các vùng biên giới ở châu Âu dưới sự tràn ngập dồn dập của các "di địc" mà kẻ tiên phong đầu tiên là Attila người Hung.

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông đó chính là việc tập hợp một liên minh hùng hậu nhằm chống lại Attila như học giả Arther Ferrill đã ghi lại trong một tác phẩm của mình như sau:

Sau khi chia quân bảo vệ sông Rhine, Attila di chuyển tới vùng Trung Gaul và tiến hành bao vây Orléans. Mục tiêu chính của ông là chiếm giữ một vị trí vững mạnh để làm bàn đạp cho việc chinh phục người Đông Goth ở Aquitaine, nhưng Aetius mau chóng tìm kiếm một liên minh ngõ hầu chống lại người Hung. Lãnh tụ của người La Mã đã thiết lập một liên minh hùng mạnh bao gồm các dân tộc man rợ như Đông Goth, Alan và Burgundi, tập hợp họ lại với kẻ thù truyền thống của họ, người La Mã, vì mục đích phòng thủ xứ Gaul. Dù cho các phe có ra sức bảo vệ Đế chế Tây La Mã đi nữa thì tất cả bọn họ đều có cùng một mối căm thù với người Hung, nó thực sự là một thành công vượt trội của Aetius khi ông hướng họ đến mối quan hệ quân sự hữu hiệu.

Trong khi sử gia J. B. Bury xem Aetius như là viên chỉ huy quân sự vĩ đại, và là một nhân vật lịch sử phi thường, ông không cho trận chiến tự nó là một nhân tố quyết định ngoại lệ. Ông lập luận rằng Aetius tấn công người Hung khi họ đã rút lui từ Orléans, và từ chối tiếp tục các cuộc tấn công người Hung vào ngày hôm sau, chính xác là để bảo toàn sự cân bằng quyền lực giữa đôi bên. Một ý kiến khác của Bury là ông cho rằng chính Trận Nedao chứ không phải Trận Chalons mới quyết định đến sự tồn vong của Đế quốc Hung tại châu Âu.

Nhìn chung các ý kiến, nhận xét và bình phẩm về ảnh hưởng của Trận Chalons hiện vẫn còn tiếp tục gây ra tranh cãi giữa các sử gia.

Tranh luận

Khá nhiều ý kiến bàn cãi xoay quanh vấn đề về di sản của Aetius cũng như những gì đã xảy ra tương tư cho Stilicho. Cả hai đều là những vị đại tướng La Mã tài ba nhất và đều bị sát hại bởi sự đố kỵ của hoàng đế, cái chết của họ đã dẫn tới sự suy yếu tột cùng của Đế chế. Điểm khác biệt chính giữa cả hai mà tất cả các sử gia danh tiếng đều cho rằng Aetius là người La Mã khá trung thành với hoàng đế và là trụ cột của Đế chế, trong khi sử gia Bury lại phát hiện ra rằng Stilicho là một kẻ phản bội không cố ý. Vào thời điểm cái chết của Aetius, tất cả các tỉnh của La Mã tại Tây Âu đều tràn ngập sự hiện diện của người man rợ. Do nhận sức mạnh quân sự đáng gờm của họ mà Đế chế khó có thể chế ngự được, nên Aetius đã không trục xuất họ ra khỏi biên giới của Đế chế mà ngược lại, ông còn cho phép họ được định cư bên trong lãnh thổ của người La Mã để đổi lấy hòa bình và hưởng những ưu đãi về quân sự của họ. Edward Gibbon rút ra kết luận về một chi tiết quan trọng cho rằng người La Mã đã dần đánh mất sức mạnh quân sự và tinh thần thượng võ, hậu quả là chỉ có những lực lượng dưới quyền những tướng lĩnh tài năng như Stilicho và Aetius mới có thể kiểm soát được phần lớn người rợ.[43]

Ngoài ra Gibbon còn nhìn nhận Aetius như một nguồn ánh sáng lạc quan cho đế quốc La Mã đang bước vào thời kỳ suy tàn giống như các ý kiến, nhận xét của các sử gia, học giả như Norwich, Creasy, Ferrill, và Watson. Vào năm 1980, Robert F. Pennel viết trong cuốn Ancient Rome from the Earliest Times Down to 476 A.D (La Mã cổ đại từ khởi thủy cho đến năm 476):

Đế chế tự bản thân nó giờ chỉ còn là một vết tích. Các xứ như Gaul, Tây Ban Nha, và Anh quốc thì hầu như đã mất, Illyria và Pannonia thì nằm trong tay của người Goth, và Bắc Phi sớm bị người rợ thâu tóm. Valentinian khá may mắn khi sở hữu được danh tướng Aetius, sinh trưởng ở Scythia, người đã giữ cho cái tên La Mã kéo dài sự tồn tài của nó và được người đời phong tặng danh hiệu Người La Mã Cuối Cùng. Về sau ông bị ám sát bởi vị hoàng đế vô ơn Valentinian.."[44]

Tuy nhiên đã có nhiều ý kiến bất đồng trong việc đánh giá vai trò lịch sử của Aetius từ các sử gia từ xưa đến nay, theo các sử gia như Gibbon, Norwich và Bury thì coi ông là người bảo vệ La Mã trong suốt ba thập kỷ từ sự tấn công tràn lan của người rợ, còn Sir Edward Creasy thì ca ngợi ông là người anh hùng trong trận Châlons, một số khác thì lại phê phán rằng ông đã để mất các tỉnh Bắc Phi của Đế chế vào tay người Vandal, đến như sử gia nổi tiếng như Bury, thường hay phê bình về ông cũng đã phải thốt lên một câu hỏi tỏ vẻ hối tiếc khi nói về cái chết của Aetius: Giờ đây ai sẽ là người giải cứu vùng Ý thoát khỏi người Vandal ?. Chẳng có nhân vật nào có đủ khả năng để thế chỗ Aetius và đảm trách việc bảo vệ và phòng thủ phương Tây. Chỉ có một điều chắc chắn là vai trò của Flavius Aetius trong lịch sử sẽ được người đời mãi mãi ghi nhớ về thành tựu to lớn của nhà quân sự, ngoại giao lớn Tây La Mã cuối cùng và là người đã đánh bại cây roi da của Thượng đế Attila người Hung.[45]

Aetius trong nghệ thuật

Aetius là nhân vật chính trong vở nhạc kịch Ezio của Handel, và Attila của Verdi.

Aetius là một vai diễn do nam diễn viên Powers Boothe đóng trong bộ phim truyền hình nhiều tập Attila của Mỹ trong đó ông được miêu tả là đối thủ của nhân vật chính của phim là Attila. Ngoài ra Aetius còn được mô tả sinh động như một người anh hùng La Mã cuối cùng đã đoàn kết người La Mã và người Goth trong trận chiến nổi tiếng ở Chalons nhằm ngăn cản bước tiến của quân Hung trong tác phẩm bộ ba Attila của William Napier được xuất bản vào năm 2005.

Trận chiến kinh điển giữa Aetius và Attila được đề cập đến trong suốt cuộc tranh luận giữa Vua ArthurSeur Clothar được Jack Whyte chú giải chi tiết trong cuốn The Eagle (Đại Bàng) của ông.

Aetius, Galla Placidia và Stilicho đều xuất hiện như là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Flavius Aetius: The Last Conqueror (Flavius Aetius: Người Chinh Phục Cuối Cùng) của Jose Gomez-Rivera được xuất bản vào năm 2004.

Aetius, Attila và Theodoric đều xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết thứ tư của Michael Curtis Ford với tựa đề The Sword of Attila (Thanh Kiếm của Attila) do Thomas Dunne Books xuất bản vào năm 2005.

Aetius, Attila, Honoria, Leo và một số nhân vật khác được nói đến trong cuốn tiểu thuyết lịch sử sâu sắc của Louis de Wohl với tựa đề Throne of the World (Ngai vàng của Thế giới), xuất bản vào năm 1946, lần tái bản sau này được thay thế bằng cái tên mới là Attila the Hun.